
Theo thông lệ , muốn cho độc gỉa dễ dàng theo dõi được ý tưởng của tác gỉa , tưởng cũng nên vắn tắt định nghĩa trước về chữ khó hiểu " huyền sử là gì ?" . Huyền là không rõ ràng , sử là sự ghi chép về việc đã xảy ra . Vậy " Huyền sử " là những ghi chép của quá khứ một cách mờ ảo không rõ nét theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng . Nghĩa đen là vì sử sách qúa cũ nát không còn nguyên vẹn nên không ai đọc được hay chữ viết qúa cổ không ai hiểu được . Nghĩa bóng là lối kể chuyện nửa hư , nửa thực không ai biết đâu mà lần .
Quốc gia nào cũng có sử . Việt Nam ta cũng không ngoại lệ . Mọi dân tộc đều phải trải qua ba giai đoạn chính là tiền sử là lúc chưa có chữ viết , chưa có ngôn ngữ nên cũng chưa có sử ; sơ sử là lúc mới manh nha có chữ viết nên sử còn rất phôi thai , sơ lược , tóm tắt những biến cố chính yếu và cuối cùng là chính sử là sử sách đầy đủ , có thể dễ dàng kiểm chứng được , được dạy dỗ chính thức trong học đường . Huyền sử là loại sử nằm xen kẽ trong giai đoạn tiền và sơ sử , phần lớn được truyền khẩu chứ không được ghi chép . Nước Tàu có chính sử vào thời nhà Ân ( Thương ) khoảng năm 1.700 BC tức là sau lịch sử của VN khoảng 1.200 năm là những năm chúng đánh nhau thua quân của Thánh Gióng của ta , nhờ ta biết đúc sắt và chế tạo ra áo giáp che ngực và làm ra mũ an toàn bằng sắt rất cứng , các vũ khí như mũi tên , dao găm , đao , kiếm ,.... bằng đồng của giặc Ân không sao đâm thủng được , nên chúng đã bị ta đánh thảm bại , phải qùy lạy quân ta như tế sao xin tha mạng ! Xin chớ quên chuyện này ! Tuy nhiên dường như giai đoạn này ta chưa có quân đội chính quy và các phương tiện tải quân nên đã không đòi lại được những phần đất bị giặc chiếm đóng , nên từ đây phần đất của ta bị thu hẹp lại rất nhiều . Khi giặc kéo đến, nhà vua mới đi bắc loa kêu gọi dân chúng đánh giặc cứu nước và rồi đi đến làng Gióng mới gặp được thánh Gióng mà vẫn không biết tên thật của Ngài là gì , nên cho tới bây giờ ta vẫn cứ gọi ngài là Thánh Gióng mà thôi . Trước những năm 1.700 BC là thời huyền sử của chúng , vì các vua chúa của chúng là thần thoại , chưa bao giờ được sanh ra như Nữ Oa , Phục Hy , Toại Nhân , Thần Nông, .... Xạo hết chỗ nói luôn .
Ứng dụng vào thực tế Sử ký của VN từ năm 2.879 BC trở về trước nhiều ngàn năm là tiền sử . Từ năm 2.879 BC về sau là chính sử . Trước năm 2.879 BC vài ngàn năm kể về ông Bàn Cổ , Phục Hy , Nữ Oa , Toại Nhân dạy cách tạo ra lửa từ thiên nhiên , Hữu Sào dạy dân làm nhà sàn đặng tránh thú dữ khi xưa rất nhiều mà dân chúng còn thưa thớt , vua Thần Nông dạy trồng trọt , Đế Minh ( cưới bà Tiên Nữ [ chòm sao Vũ Tiên ?] tại núi Ngũ Lĩnh , tỉnh Vân Nam ), Kinh Dương Vương được chia phần đất phía Nam sông Dương Tử . Đây chỉ là cách gián tiếp chỉ ra biên cương của nước ta trải rộng ra tới đâu thôi , chứ làm gì có chuyện chia chác này , bởi vì làm gì có Tiên Nữ nào làm vợ bé vua Đế Minh [ vua của Cao Ly căn cứ theo chuyện kể ] để đẻ ra Kinh Dương Vương đâu ! Nếu có , cứ hỏi người Cao Ly (Triều Tiên) thì rõ , họ đâu có biết truyền thuyết này . Thời đó đất rộng dân thưa , đâu có ai bận bịu về biên cương lãnh thổ như ngày nay , ai có sức , cứ mặc tình khai thác , cho nên đất của ta trải rộng từ miền trung nước Việt ngày nay lên tới Động Đình Hồ , tây giáp Tứ Xuyên , đông giáp biển Nam Hải cũng dễ hiểu . Kinh Dương Vương lấy bà Long Nữ [ chòm sao Thiên Long ? ] con ông Động Đình Quân ngụ tại Động Đình Hồ ( ám chỉ biên giới quốc gia của ta lúc bấy giờ , rõ ràng cha ông ta không ghi chép trên sách vở, nhưng lại kín đáo truyền khẩu cho con cháu biết rõ giang sơn của mình , đây không phải chuyện ngẫu nhiên đâu ! Có lẽ khoa Tử Vi đã tiên đoán trước sẽ mất phần đất này , vì vào giai đoạn này cha ông chúng ta rất lão luyện về bói toán rồi . Việc này có ghi trong sử sách Tàu ) . Lạc Long Quân - tương ứng với chòm sao Thiên Long - chưa từng sanh ra trên đời này nên không thấy nói ông chết và ít nhắc tới ông nên ta tưởng người Việt theo chế độ mẫu hệ , lấy bà Âu Cơ - tôi chưa tìm ra bà tương ứng với chòm sao nào cả cho đến lúc này - rồi sanh 100 trứng ( là 100 vòng tròn - tức là hình ảnh của các hành tinh trên vòm trời - vẽ trong Hà Đồ và Lạc Thư ), đoạn trứng nở ra 100 con trai là chuyện thần thoại hay huyền sử . Từ 100 trứng này mà có 100 vua Hùng . Đây chỉ là chuyện mang nghĩa bóng nói về các chòm Đại và Tiểu Hùng ,v.v... chứ làm gì có tới 100 ông vua cho được ! Việc chia tay của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ thường hay bị chỉ trích oan uổng hết sức , vì cháu con cứ tưởng đây là chuyện xảy ra thực trong đời thường , rồi cứ thế mà lên án tiền nhân một cách vô tội vạ . Phải giải oan cho các cụ !! Nỗi oan này biết tỏ cùng ai ? Chuyện Mỵ Nương & Trọng Thủy cũng có nỗi oan .
Chắc chắn rằng chòm Lạc Long và chòm Âu Cơ đã từng có lần hút chặt vào nhau và rồi theo chu trình của vũ trụ , hai chòm sao này đã di chuyển ra xa khỏi nhau , mỗi chòm dẫn theo những đứa con ( vệ tinh ) hình thành nên chòm sao đó , nhưng một ngày nào đó đi hết chu kỳ của mình thì sẽ quay lại . Nghĩa là chuyện của trời đất trong vũ trụ , chứ không phải chuyện ly dị dưới đất . Nếu không thế thì chúng ta giải thích ra sao về số phận của phân nửa nước Việt còn lại đã không cánh mà bay và chúng ta là nhóm con cái theo mẹ hay theo cha ? Chính chúng ta là những kẻ huyễn hoặc , huyền thoại chứ không phải tổ tiên chúng ta . Cho tới nay chưa ai lý giải được điều này . Để hiểu điều này , ta hãy lấy một truyền thuyết khác rồi đem so sánh thì sẽ hiểu rõ nguồn cơn . Ai cũng biết chuyện Ả Chức , chuyện này khá dài , các cụ quan sát và nhận ra hàng năm cứ vào ngày 7 tháng 7 ( gọi là thất tịch ) thì sao Chức Nữ và sao Khiên Ngưu đi sát vào nhau trong giải Ngân Hà ở trên bầu trời và cứ vào ngày này , năm nào trời cũng mưa rả rích cả ngày nên mới nghĩ ra chuyện Ngưu Lang & Chức Nữ cả năm mới gặp mặt nhau một lần , nhớ nhung vô vàn mà nhỏ ra những giọt lệ hạnh phúc khiến có mưa nơi hạ giới . Trai gái thường đem chuyện này để ví việc mình không được gần nhau lâu vì cách trở . Xét về đạo đức mà nói thì câu chuyện qúa bất nhân đi chứ . Ông Trời nào lại đi nhẫn tâm bắt con gái mình phải xa chồng xa con , một năm mới được gặp nhau một lần thì có vô đạo đức hay không ? Con người còn chưa làm chuyện thất nhân tâm như thế , thì làm sao Ngọc Hoàng Thượng Đế lại làm chuyện đó cho được ? Nhưng nếu hiểu đó là cách kể chuyện của cha ông ta , những nhà thiên văn kỳ tài lỗi lạc , những nhà toán học siêu quần bạt chúng , thì chúng ta sẽ mỉm cười hạnh phúc lắm . Xin đọc thêm bài truyền thuyết " Con Rồng Cháu Tiên " và bài " Rồng Ta- Rồng Tàu " của cùng tác gỉa , vì những bài viết của tác gỉa thường liên quan với nhau . Những câu chuyện trên vừa thực vừa hư , mờ mờ , ảo ảo , chẳng ai tin là có thực được , vì nó phản khoa học đến độ trẻ con cũng chẳng thèm tin chứ đùng nói người lớn và cũng chẳng ai ghi chú năm tháng nào xảy ra cả . Có lẽ cha ông chúng ta chế ra những câu chuyện đó để phần nào giải đáp các thắc mắc tánh ưa tò mò của con cháu còn nhỏ dại sinh sống trong các triều vua Hùng rằng ai đã sanh ra các vua Hùng , bởi vì ai mà chẳng có tổ tiên , ông bà , cha mẹ . Các vua HÙNG tất nhiên không thể tự mình sinh ra được .
Thế thì tại sao có vua Hùng và tại sao lúc này ( Năm 2.879 BC ) nước ta mới có vua ?
Dân Việt đã chiếm cứ một vùng đất rộng lớn suốt 60.000 năm tại Đông Nam Á và chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước . Thường thường người dân sống thành từng làng nhỏ dưới sự lãnh đạo của một ông Tiên Chỉ . Thế nhưng không mấy khi được yên thân làm ăn vì người Tàu thường xuyên lập băng , lập đảng theo kiểu xã hội đen đánh phá , chém giết , cướp bóc dân Việt , đánh đuổi dân Việt lui dần về phương Nam để rồi VN chỉ còn lại một mảnh đất bé xíu như bây giờ . Cuối cùng để chống lại giặc xâm lăng cướp phá , những người giỏi võ nghệ và giàu bản lãnh trong dân chúng đã đứng lên làm lãnh tụ để chiêu tập binh lính chống lại quân cướp Tàu và từ đó hình thành một quốc gia có vua đứng đầu để chống giặc . Vị vua đầu tiên mà ta biết được là do dân chúng tin tưởng tôn làm lãnh tụ nước Văn Lang là vua Hùng Vương thứ nhất , dựng nước năm 2.879 BC . Chúng ta có quốc gia và có vua từ đó . Cho nên chúng ta có lịch sử sớm hơn người Tàu là những đám dân ô hợp không quốc gia , không thủ lãnh và không có lịch sử . Mãi về sau , khi dân số đông dần lên , họ mới đánh chiếm 1.700 nước chư hầu và gôm chung lại thành nước tàu bây giờ , nên ta thấy nước tàu vừa đông dân lại rộng đất như thế . Một ngày nào đó nước tàu tham lam kia lại sẽ phải nổ tung ra nhiều mảnh nhỏ thôi , vì tàu không phải là một dân tộc thuần nhất như nước mình , cho nên nhiều người ngoại quốc rất lấy làm lạ khi tiếng nói của người Việt tuy có giọng nặng nhẹ khác nhau nhưng rất đồng nhất .
Điều đáng chú ý là các dân tộc Viêm Việt đều có những chuyện cổ tích na ná như nhau và gần như kể lại những biến cố lớn của nhân loại thời sơ sử như việc tác tạo ra đất trời trong 7 ngày , nặn con người từ bùn đất , thổi sinh khí cho người sống , con người ăn lén trái Thượng đế cấm nên phải chết , cũng có vườn cực lạc Giu Giang Ka , cũng xảy ra lụt lớn , cũng xây tháp Babel để cưỡng lại ông Trời nên bị phạt mỗi người nói một thứ tiếng khác nhau , không ai hiểu được ai nữa . Người Do Thái phải giải thích làm sao khi Thánh Kinh của họ chép nguyên si như thế ? Trước kia họ là những dân tộc đa thần . Họ thờ Thần chứ không thờ Thượng Đế . Thần của họ có thể là súc vật như trâu bò chẳng hạn . Dân tộc Do Thái và các nước Trung Đông về sau chịu ảnh hưởng Việt Đạo rất lớn và họ giảng đạo theo văn hoá du mục của họ đã cải biên . Chính vì thế mà ngày nay ta hay nghe nói tư tưởng Đông Tây gặp nhau . Trên thực tế cái này xuất phát từ cái kia thì phải giống nhau chứ làm gì có chuyện gặp nhau như một phép lạ được . Nếu nói VN là cái nôi văn minh của nhân loại và là nguồn gốc các tôn giáo trên thế giới thì đâu có gì gọi là ngoa ngôn ? Nhưng Bụt chùa nhà không thiêng vẫn mãi là tật cố hữu của nhân loại . Ai ai cũng đều biết rằng Thượng Đế ( Quy Luật Âm Dương ) chỉ có Một và duy nhất , nhưng lại vẫn có thể đồng thời tin rằng Thượng Đế của mình đẹp trai hơn Thượng Đế của người khác mà hoá ra đa sự . Vô tri bất mộ . Không biết ngọn ngành thì không thể yêu mến .
Trong khi văn hóa nông nghiệp cho phép con người hòa đồng ( nên Một ) cùng vũ trụ và Thượng Đế , có thể bắc thang lên gặp mặt và hạch hỏi Thượng Đế bất cứ khi nào về bất cứ những vấn đề lãng xẹt nào như chuyện dại gái , mất tiền vì gái chẳng hạn là chuyện đương nhiên thì trong văn hóa du mục tuy miệng nói là nên Một với đấng Chí Tôn nhưng vẫn là phận tôi mọi diện kiến kẻ bề trên . Nên một chỉ là chuyện bất khả , chỉ để phát biểu chứ không bao giờ hiện thực . Xem ra nét văn hóa khác nhau dẫn đến kết qủa rất khác nhau .
Người Việt chúng ta nhìn chung có đủ tư cách để tiếp chuyện cùng thế giới . Chúng ta chỉ hơn chứ không thua kém ai như nhiều người nhận định . Cách nhìn nhận rằng VN chỉ là cậu học trò luôn đứng cuối sổ , xưa cũng thế và nay vẫn vậy là lối làm văn hóa lầm lạc đáng tiếc . Làm bác sĩ sai lầm chỉ giết chết một bịnh nhân , làm văn hoá mà lầm lẫn sẽ giết chết cả dân tộc . Suốt nhiều ngàn năm dân tộc ta bị chà đạp , dày xéo , áp bức không có cơ hội tiến thân . Cái vòng kim cô tai ác đã tròng vào cổ dân tộc hàng nghìn đời . Văn hoá du mục lai căng đã bóp chết lần mòn sinh khí của giống nòi Việt tộc . Việt Nam là một cây cổ thụ , tại sao không tìm cách phục hoạt giống nòi ? Tàu so với ta là cây đại thụ tuy trẻ tuổi nhưng to kềnh to càng . Một con voi có thể dùng sức đốn trốc gốc một thân cây sồi cỡ nhỏ nhưng sẽ bó tay trước một cây đại thụ . Chúng ta không là con voi để trốc gốc cây đại thụ, nhưng chúng ta có thể làm con rái cá gặm nhấm lần mòn gốc đại thụ cho đến khi nó bị đốn ngã . Nếu tất cả mọi con rái cá đều gặm nhấm một lượt , liệu cây đại thụ có thể đứng vững hay không ? Hãy cứ bắt đầu bằng những việc làm nhỏ nhất , kết qủa cũng đem lại những thành tựu to lớn nhất .
Bài viết này lấy nguồn hứng từ bài Huyền Sử của tác gỉa Việt Nhân . Xin chân thành tri ân tác gỉa . Tác gỉa xin kết thúc bài viết bằng vài thắc mắc chưa được giải đáp :
1) Khoảng 10 ngàn năm trước cha ông ta đã biết trang sức bằng vỏ ốc xà cừ và ngọc trai . Lấy gì để kẹp hạt ngọc lại để chúng không bị trầy trụa hay bể nát và khi chưa có kim loại thì ta khoan chúng bằng vật gì ?
2) Chúng ta tìm ra toán học từ bao giờ mà có Kinh Dịch ?
Hạ Miên Trường * 05.April 2010